Bảng đơn giá thiết kế thi công nhà xưởng 2024 - Kiến An Vinh
  • #

    Mẫu Thiết Kế Nhà Xưởng Đẹp

  • #

    slider 10

  • #

    slider 9

  • #

    slider 8

  • #

    slider 7

  • #

    slider 6

  • #

    Slider 5

  • #

    slider 4

  • #

    Slider 3

  • #

    Mẫu Thiết Kế Nhà Xưởng Thép Tiền Chế

  • #

    Slider 1

Đơn giá thiết kế thi công nhà xưởng 2021

ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG, NHÀ CÔNG NGHIỆP

 Báo giá thiết kế nhà xưởng tền chế: 30.000đ/m2 - 50.000đ/m2 (tùy vào diện tích nhà xưởng).

          Đơn giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp: 40.000đ/m2 - 70.000đ/m2 (tùy vào diện tích nhà xưởng).

 

Đơn giá tư vấn thiết kế nhà xưởng tiền chế năm 2021

Đơn giá thiết kế nhà xưởng:

Theo định mức đơn giá nhà nước, chi phí thiết kế được tính theo tổng mức đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Giá trị thiết kế từ 2% – 3% trên tổng mức đầu tư.

Là một công ty chuyên thiết kế và xây dựng về nhà xưởng, nhà công nghiệp, Xây Dựng Nhân Đạt có cách tính và chính sách riêng:

  • Theo diện tích xây dựng: Đơn giá từ 40,000 – 50,000 đ/m2 (Tùy vào yêu cầu thiết kế, từng dạng nhà xưởng, độ phức tạp của dự án)
  • Khi ký cả hợp đồng xây dựng nhà xưởng, chi phí tư vấn thiết kế được giảm giá 50%.
  • Hồ sơ tư vấn thiết kế nhà xưởng của Xây Dựng Nhân Đạt bao gồm:

    1. Thuyết minh dự án bao gồm thuyết minh kiến trúc và thuyết minh tính toán kết cấu nhà xưởng

    2. Bảng BOQ và spec chi tiết khối lượng công việc và quy cách vật liệu

    3. Bản vẽ thiết kế bao gồm:

  • Bản vẽ  tổng mặt bằng 1/500
  • Bản vẽ kết cấu cho các hạng mục
  • Bản vẽ  kiến trúc và hình ảnh phối cảnh tổng thể dự án
  • Bản vẽ cơ điện bao gồm các phần cơ bản: Điện, cấp thoát nước, chiếu sáng,…
  • 4. Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:

  • Các bằng cấp chứng chỉ hành nghề của các cá nhân
  • Đăng ký kinh doanh
  • Chứng chỉ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức

Những Câu Hỏi Thường Gặp

Câu 1: Thiết kế nhà thép tiền chế có thể làm được tầng hầm không?

Câu trả lời là có. Đã có rất nhiều công trình tiêu biểu và nổi tiếng trên thế giới hiện nay lựa chọn kết cấu thép là giải pháp kết cấu chịu lực chính cho công trình; có thể nhắc đến như:

  • Taipei Tower: Tòa tháp có 101 tầng trên nền, cùng 5 tầng hầm
  • World Trade Center: Tòa nhà này là gắn liều sự kiện chấn động 11/9 của Hoa Kỳ
  • Câu 2: Thiết kế khung thép nhà công nghiệp gồm bao nhiêu bước?

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về công trình triển khai. Từ đó thiết kế kết cấu công trình, sơ đồ mặt bằng tổng thể, hệ thống công trình phụ và công nghệ áp dụng.
  • Bước 2: Đưa ra hồ sơ thiết kế bản vẽ phối cảnh của nhà xưởng. Bản vẽ cần hoàn thiện đến từng chi tiết bao gồm: hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết kế kỹ thuật điện,  xử lý nước thải,…
  • Bước 3: Tiếp đến là lập dự toán cơ bản theo hợp đồng thiết kế khung thép nhà công nghiệp.
  • Bước 4: Nếu 2 bên đồng ý với bản thiết kế cũng như dự toán triển khai thì tiến hành lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật một cách chi tiết nhất.
  • Bước 5: Bàn giao hồ sơ thiết kế hoàn thiện cho khách hàng và bắt đầu triển khai thi công công trình.
  • Câu 3: Phần mềm thiết kế Tekla là gì? ứng dụng nổi bật của nó trong thiết kế kết cấu thép?

    Tekla Structures là một phần mềm mô phỏng thông tin xây dựng có khả năng mô hình hóa các cấu trúc kết hợp các loại vật liệu xây dựng khác nhau, bao gồm bê tông,  thép, gỗ và thủy tinh. Tekla Structures giúp kỹ sư xây dựng mô hình 3D, tạo bản vẽ 2D và truy cập thông tin xây dựng

    Ứng dụng Tekla trong thiết kế kết cấu thép:

  • Tạo ra các mô hình 3D công trình chính xác, phức tạp nhất
  • Quản lý bản vẽ sản xuất 2D chính xác hiệu quả
  • Quản lý và sử dụng lượng thông tin xuyên suốt từ thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết cho đến thi công xây dựng
  • Câu 4: Nhà thép tiền chế có cần xin phép xây dựng không? Chỉ giới đường đỏ trong thiết kế nhà thép tiền chế là gì?

    Xin phép xây dựng là thủ tục bắt buộc khi triển khai xây dựng nhà nói chung và nhà thép tiền chế nói riêng (theo quy định nhà nước một số trường hợp cụ thể không cần xin phép xây dựng)

    Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực tế để phân định ranh giới giữa phần đất dùng xây dựng công trình và phần được dành cho đường giao thông hoặc các không gian công cộng hay công trình kỹ thuật hạ tầng khác. Trong đô thị, chỉ giới đường đỏ là toàn bộ lòng đường, bó vỉa và vỉa hè.

    Câu 5: Mật độ xây dựng trong thiết kế nhà thép tiền chế?

    Mật độ xây dựng là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích khu đất  (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: bể bơi, các tiểu cảnh trang trí, sân thể thao ngoài trời, trừ sân thể thao và sân tennis được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất,..


Bảng báo giá xây dựng nhà xưởng tiền chế
Đơn giá xây dựng xưởng nhỏ (sắt hộp): 1.400.000 – 1.700.000đ/m2 - Đơn giá xây dựng xưởng (sắt I): 1.600.000 – 2.000.000đ/m2
Đơn giá xây dựng xưởng(khung kèo gia miêu): 1.800.000 - 2.500.000đ/m2 - Đơn giá xây dựng xưởng(bê tông cốt thép): 2.500.000 - 3.000.000đ/m2

Nội dung hồ sơ thiết kế :
  1. Mặt bằng tổng thể, mặt bằng các khối công trình, mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ.
  2. Hồ sơ phối cảnh + hồ sơ kiến trúc.
  3. Hồ sơ kết cấu khung vì kèo, bê tông cốt thép …
  4. Hồ sơ kỹ thuật điện, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước, chất thải.
  5. Bể nước ngầm, tháp nước…
  6. Kết cấu nền đường nội bộ, hệ thống thoát nước ngọai vi.
 

Báo giá thi công nhà xưởng:

+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Bao gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình hoặc các tài sản có liên quan; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng mặt bằng trong thời gian xây dựng thi công nhà thép tiền chế; chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan khác.

Thi công nhà xưởng bằng thép tiền chế.

+ Chi phí xây dựng: chi phí phá dỡ công trình, chi phí tiến hành san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình thi công kết cấu nhà khonhà xưởng tiền chế.

+ Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm trang thiết bị công trình và các thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển và bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí thuê máy móc, các loại thiết bị.

+ Chi phí quản lý dự án: bao gồm các chi phí dùng để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến khi thực hiện dự án và kết thúc xây dựng để đưa công trình kết cấu nhà khung thép tiền chế đi vào hoạt động.

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: gồm chi phí tư vấn khảo sát thực tế, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí kiểm tra giám sát xây dựng kết cấu nhà tiền chế và chi phí tư vấn khác có liên quan.

+ Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho các công việc có thể phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thi công dự án kết cấu nhà thép.

 
Quy trình nhận hồ sơ thiết kế :

Gặp chủ đầu tư, trao đổi ý tưởng và nắm bắt các nhu cầu của chủ đầu tư.
  1. Sơ bộ dự toán + theo hợp đồng thiết kế (tạm ứng đợt 1 : 30% chi phí ).
  2. Thiết kế tổng mặt bằng  theo sơ đồ công nghệ + hồ sơ xin phép xây dựng (nếu có) .
  3. Thiết kế tổng mặt bằng + phối cảnh tổng thể + (tạm ứng tiền đợt 2; 30% chi phí) .
  4. Triển khai hồ sơ kỹ thuật gồm : Kết cấu, điện, nước, công nghệ, đường và kỹ thuật khác…
  5. Bàn giao hồ sơ bản vẽ + file hồ sơ + thanh toán chi phí còn lại và thanh lý hợp đồng
Các trường hợp phát sinh:
  1. Sau khi chấp nhận phương án thiết kế sơ bộ : 20% giá trị thiết kế
  2. Sau khi có thiết kế tổng mặt bằng + phối cảnh tổng thể : 40% giá trị thiết kế
  3. Sau khi hợp đồng đã thực hiện 70% thời gian : 70% giá trị thiết kế

 

 

ĐƠN GIÁ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ CÔNG NGHIỆP

1. Đơn giá áp dụng cho nhà xưởng tiền chế, nhà kho tiền chế, nhà xưởng công nghiệp, nhà để xe đơn giản (nền bê tông 100mm dùng cho để hàng hóa, tổng trọng lượng xe nâng hoạt động dưới 5 tấn), diện tích xây dựng 1500m2, cao độ dưới 7,5m, cột xây lõi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép v, sắt hộp, xây tường 100mm cao dưới 1,5m rồi lợp tole, mái tole: Đơn giá thi công từ 1.350.000đ/m2 – 1.550.000đ/m2 ( tùy thuộc vào diện tích).

2. Đơn giá áp dụng cho xây dựng nhà thép tiền chế khẩu độ lớn (nền bê tông 150mm 2 lớp sắt dùng cho để hàng hóa nặng, tổng trọng lượng xe nâng hoạt động dưới 6,5 tấn) : Đơn giá thi công từ 1.500.000đ/m2 – 1.800.000đ/m2 ( tùy thuộc vào diện tích). (Tùy thuộc vào diện tích nhà xưởng, ngành nghề hoạt động, mà chúng tôi sẽ tư vấn khung kèo cột, nền nhà xưởng để có giá chính xác nhất cho quý khách hàng).

3. Đơn giá thi công nhà xưởng áp dụng cho nhà tiền chế, nhà xưởng bê tông cốt thép giá từ 2.500.000đ/m2 – 3.500.000đ/m2 (cho nhà xưởng 1 trệt,1 lầu - 2 lầu trở lên) ( tùy thuộc vào diện tích).

A. Vật tư sử dụng trong phần thi công móng, nền, tường xây.
– Xi măng Hà Tiên.
– Cát đá Biên Hòa, Bình Dương.
– Thép Việt Nhật.
– Dây điện cadivi.
– Ống nước Bình Minh.
– Bê tông tươi Holcim mac 250.
B. Vật tư sử dụng trong phần thi công cột, kèo thép, vách tole, mái tole.
– Tole mái, vách dày 4,5 zem.
– Xà gồ chữ C đen hoặc mạ kẽm dày 1,4mm-2,0mm.
– Sắt hộp 5×10, 6×12.
– Kèo, cột, bảng mã, thép tấm nhập từ Nga. I định hình hoặc zamil
– Sica brown. dùng gắn kết bêtông
– Bu lông.
– Dây cáp căng. supporter
C. Vật tư sử dụng trong phần hoàn thiện nhà xưởng.
– Nền Sica xám, epoxy.
– Gạch nền 60×60,80×80
– Sơn nước Teason, Maxilite.
– Cửa cuốn
– Cửa sổ nhôm, sắt
– Cửa thoát hiểm sắt.

Ghi chú: Giảm 30-70% phí thiết kế khi kí hợp đồng xây dựng nhà xưởng.

GIÁ THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG - KIẾN AN VINH

 

Mẫu thiết kế nhà xưởng

 

Ảnh thi công nhà xưởng

 

 

 

 

Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng nhà xưởng Kiến An Vinh

Trụ sở chính: 434 nguyễn thái sơn Phường 5 Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0973778999 - 0902 249 297

VPĐD: 52 Tân Chánh Hiệp 36, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TPHCM

Điện thoại: (028) 22056868 - (028) 6277 0999 

Email: kienanvinh2012@gmail.com

 

Gọi Ngay: 0902.249.297